Tử Vi hay còn gọi là Tử Vi Đẩu Số. Đây là bộ môn vừa có lịch sử lâu đời và cội nguồn văn hóa sâu xa, sở hữu một hệ thống lá số phong phú, kết hợp chặt chẽ giữa việc suy luận tính chất của các Tinh Diệu (Sao) để luận đoán Cát – Hung, Họa – Phúc, Thọ – Yểu của đời người. Điều đặc biệt, tri thức của Tử Vi Đẩu Số dựa trên cơ sở của thuyết Thiên Văn và các thuyết Âm Dương – Ngũ Hành của Kinh Dịch làm nền tảng lý luận để đưa ra những luận đoán mệnh lý thiết thực.
Tử Vi có khả năng vạch ra và dự báo những bước đường đời của con người và chỉ dẫn con người những cách xử thế tối ưu để thành đạt, hoặc ít ra cũng chủ động trước những hiểm hoạ sắp xảy ra.
Tử Vi Đẩu Số là một chi phái quan trọng nhất trong Mệnh Lý học truyền thống Trung Hoa. Bộ môn này sở hữu vũ trụ quan của Đạo giáo, đồng thời cũng đặc biệt đề cao đến môi trường xã hội và quan hệ giữa con người với nhau.
Trong Ngũ Đại Thần Số thì Tử Vi Đẩu Số được mệnh danh là thiên hạ đệ nhất thần số. Các sách về Tử Vi sau này cũng đều thống nhất rằng người đầu tiên tổng hợp, hệ thống lại thành môn bói này là Trần Đoàn tức Hi Di Lão Tổ, sống vào đời Bắc Tống, Trung Quốc.
Tử Vi Đẩu Số được đắc dụng vào niên hiệu Càn-đức nguyên niên, đời vua Thái-tổ nhà Tống (963), cho đến nay trên một ngàn năm chưa có sử gia nào chép về lịch sử cả. Các Tử Vi Gia thường chỉ chú ý đến việc giải đoán tử vi hơn là đi tìm hiểu lịch sử. Bởi vậy cho đến nay, lịch sử khoa này vẫn còn lờ mờ. Thậm chí có người còn lầm lẫn Tử Vi với những chuyện truyền kỳ hoang đường.
Đời Gia Tĩnh (vua Minh Thế Tông) có lưu truyền cuốn Tử vi Đẩu số Toàn thư do tiến sĩ La Hồng Tiên biên soạn. Lời tựa nói Tử Vi đẩu số toàn thư là của tác giả Hi Di Trần Đoàn.
Bài tựa viết như sau:
Thường nghe nói cái lý của số mệnh rất huyền vi ít ai biết cho tường tận để mà thuận thụ coi công danh phú quý trên đời đều có mệnh.
Tôi vì muốn biết nên đã tới tận núi Hoa Sơn chỗ ông Hi Di – Trần Đoàn đắc đạo để chiêm bái nơi thờ tự của bậc đại hiền. Lúc ra về thì thấy một vị cao niên thái độ ung dung chân thực đưa cho tôi cuốn sách mà bảo: ” Đây là Tử vi đẩu số tập của Hi Di tiên sinh.”
Tuy xuất phát từ Trung Quốc, Tử Vi không được nổi bật lắm trong các môn bói toán khác. Nhưng khi du nhập vào Việt Nam, nó trở thành môn học được ưa chuộng nhất. Có rất nhiều học giả Việt nam đã cống hiến thêm cho môn nầy, trong đó có Nguyễn Bỉnh Khiêm và Lê Quý Đôn. Dần dần, Tử Vi Việt Nam có thêm những dị biệt so với Tử Vi nguyên thủy của Trung Quốc.
Cụ Lê Quý Đôn ban đầu không tin tử vi của Trần Đoàn, sau khi đi sứ Trung Quốc, cụ được các học giả bên ấy tặng bộ sách tử vi của Trần Đoàn và khi đã trên 50 tuổi thì ông mới tập trung công sức và trí tuệ để nghiên cứu nó.
Sau đây là bài tựa cuốn “Thần Khê định số”
“Tuổi đời nay đã ngoại ngũ tuần
Mới tường số mạng chuyển vần nghiệm thay
Nhớ thuở nhỏ tài hay, học giỏi
Sách Thánh hiền theo đuổi công danh
Rừng Nho bể học ai bằng
Thông minh đáng bậc tài năng hơn đời
Nghe Khổng Tử than trời cầu thọ
Để san xong dịch số huyền vi
Ta cười “Khổng Tử ngu si”
Khôn ngoan tất thắng mà khờ thì thua
Môn tướng số là đồ mê tín
Đoán ba hoa, bàn chuyện vu vơ
Các điều di bại còn kia
Kẻ thì bỏ vợ, người thì gia vong
Nào Trần Đoàn – Tử Bình – Bát Tự
Đọc càng nhiều trí lự hoang mang
Cho nên ở thuở thiếu niên
Ta không tin tưởng ở môn học này
Giàu sang đều do tay mình tạo
Nào ai cho mà bảo tại trời
Chẳng qua mê muội đó thôi
Tài hèn, ngu muội bảo trời không cho
Học lười, dốt nên thi chẳng đậu
Buôn vụng suy, giàu có làm sao
Thế nhân tin tưởng bảo sao
Đem câu số mạng thay vào bình phong
*
Nay xét lại trong vòng quá khứ
Bạn đồng liêu kẻ dở người hay
Giàu nghèo, thọ yểu lạ thay
Khó đem hoàn cảnh giãi bày cho thông
Sức hạng võ sao không hưởng thọ
Lại sớm về, bởi gió nhập xâm
Giàu như Vương Khải – Thạch Sùng
Chỉ trong khoảnh khắc, tay không than trời
*
Vấn tấm lòng những u hoài
Bách khoa – chủ tử đương thời ai hơn
Chữ “Vô tri vấn bảng Đôn”
Nay coi lại số, tủi hờn mới vơi
Thấy xương – khúc ở nơi hảm địa
Và quan cung khôi ngộ kình – hình
Vướng câu “Lạc hảm văn tinh”
Mới tường số mạng, muôn phần đa đoan
Tuổi cao rồi liệu toan dịch số
Và đem câu “Luận cổ suy kim”
Trần Đoàn đẩu số khảo xem
Qua bao kinh nghiệm viết nên sách này.
Thuyết âm dương là cốt lõi của nền triết học cổ Đông phương. Nó là động lực của mọi hiện tượng, mọi vận động trong vũ trụ. Theo cách nói của triết học Tây phương thì thái cực chính là mâu thuẫn, nó là sự hợp nhất của hai mặt đối lập: dương và âm. Sự đấu tranh của hai mặt dương âm này làm cho vũ trụ phát triển không ngừng.
I. Âm
Âm tượng trưng cho nguồn năng lượng và nguyên lý bị động trong tự nhiên, biểu thị qua bóng tối, sự lạnh giá, ẩm ướt, trên bình diện con người, âm tượng trưng cho nữ tính và sự thiếu chủ động. Âm cũng tượng trưng cho cõi chết.
Còn cái chấm tròn màu trắng tượng trưng cho tiềm năng thay đổi, không có cái gì là Âm tuyệt đối, cũng như không có cái gì là Dương tuyệt đối. Đơn cử như: Đất lạnh nên thuộc Âm nhưng càng đi sâu xuống lòng đất thì càng nóng, cái này gọi là trong Âm có Dương.
Dương đại diện cho nguyên lý chủ động trong tự nhiên, biểu dạng ánh sáng, cái nóng, sự khô ráo. Trên bình diện con người, dương thể hiện nam tính và mặt tích cực của cảm xúc. Dương cũng đại diện cho “cõi dương”.
Còn cái chấm tròn màu đen tượng trưng cho tiềm năng thay đổi, không có cái gì là Dương tuyệt đối, cũng như không có cái gì là Âm tuyệt đối. Đơn cử như: nắng nóng thuộc Dương, nhưng nắng nhiều sẽ có mưa làm nên mưa lạnh thuộc Âm.
Học thuyết ngũ hành cho rằng, tất cả sự vật trên thế giới đều do sự vận động biến hóa của 5 vật chất cơ bản là:
Hoả (lửa), Thổ (Đất), Kim (Kim loại), Thuỷ (nước, chất lỏng). Mộc (cây cỏ) tạo nên, thế giới chỉ là một trạng thái vận động tương sinh và tương khắc của ngũ hành mà thôi.
Ngũ hành có quy luật sinh, khắc chế hoá lẫn nhau.
– Ngũ hành sinh:
Ngũ hành sinh thuộc lẽ thiên nhiên
Nước nuôi dưỡng cây trồng (Thuỷ sinh mộc– màu xanh)
Gỗ cháy sinh ra lửa (Mộc sinh hoả– màu đỏ)
Lửa cháy hết thành than (Hoả sinh thổ: Màu vàng)
Lòng đất tạo nên kim loại trắng ( Thổ sinh kim: màu trắng)
Kim loại nung chảy thành nước (Kim sinh thuỷ– màu đen)
– Ngũ hành khắc:
Ngũ hành tương khắc (lẽ xưa nay)
Cây phá đất mà mọc lên ( Mộc khắc thổ: Tụ thắng tán)
Đất có thể ngăn nước (Thổ khắc Thuỷ: Thực thắng hư)
Nước có thể dập lửa (Thuỷ khắc hoả: chúng thắng quả, nhiều thắng ít)
Lửa có thể đốt cháy kim loại (Hoả khắc kim: Tinh thắng kiên)
Thép cứng rèn dao chặt cỏ cây ( Kim khắc mộc: cương thắng nhu).
Bắt nguồn từ 10 Thiên Can và 12 Địa Chi sẽ cho ra 6 chu kỳ hàng Can kết hợp với 5 chu kỳ hàng Chi, tạo thành một vòng quay 60 năm được gọi là Lục Thập Hoa Giáp. Bắt đầu từ năm Giáp Tý rồi đến năm Ất Sửu … cuối cùng là năm Quý Hợi sẽ kết thúc một vòng Hoa Giáp 60 năm. Năm thứ 61 lại trở về năm Giáp Tý. Như vậy mỗi 10 năm thì chữ Giáp lại được lặp lại đầu tiên : Giáp Tý, Giáp Tuất, Giáp Thân, Giáp Ngọ, Giáp Thìn, Giáp Dần. Trong Lục Thập Hoa Giáp, ngũ hành được chia làm 5 hành cơ chính cơ bản, đó là hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ và cứ 2 năm lại cùng 1 hành. Ví dụ : Năm Giáp Tý và năm Ất Hợi đều thuộc hành Kim.
Đã từ rất lâu bảng 60 hoa giáp hay lục thâp hoa giáp đã được dùng phổ biến trong văn hóa phương Đông. Và thiên can, địa chi cũng được sử dụng rộng rãi trong năm, tháng, ngày, giờ, để ứng dụng thực tế với đời sống con người.
Cách tính năm, tháng, ngày, giờ đều theo hệ số đó, gọi là lịch can chi. có 6 chu kỳ hàng can tức là có 6 giáp mà mỗi chu kỳ hàng can hay mỗi giáp gồm 10 can (đó là: Giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quí)
Ngũ hành nạp âm dùng để phân rõ tính chất khác nhau của từng hành, ví như Hải Trung Kim, Kiếm Phong Kim, Sa Trung Kim … đều là hành Kim nhưng lại mang tính chất khác nhau. Và phải thông qua ngũ hành nạp âm mới định rõ được đặc điểm của từng mệnh. Từ đó mà rút ra các ưu điểm, nhược điểm của từng mệnh, gợi ý đường đi nước bước trong đời.
Sau đây Tử vi Phạm Hải xin giới thiệu các bảng Lục Thập Hoa Giáp phân tích về ngũ hành Nạp âm, mong phần nào giải nghĩa ít nhiều về mệnh của mỗi tuổi.
Giáp Tý | 1924 – 1984 – 2044 | Hải Trung Kim (Vàng dưới Biển) |
Ất Sửu | 1925 – 1985 – 2045 | Hải Trung Kim (Vàng dưới Biển) |
Bính Dần | 1926 – 1986 – 2046 | Lô Trung Hoả (Lửa trong Lò) |
Đinh Mão | 1927 – 1987 – 2047 | Lô Trung Hoả (Lửa trong Lò) |
Mậu Thìn | 1928 – 1988 – 2048 | Đại Lâm Mộc (Gỗ cây cổ Thụ) |
Kỷ Tỵ | 1929 – 1989 – 2049 | Đại Lâm Mộc (Gỗ cây cổ Thụ) |
Canh Ngọ | 1930 – 1990 – 2050 | Lộ Bàng Thổ (Đất giữa Đại Lộ) |
Tân Mùi | 1931 – 1991 – 2051 | Lộ Bàng Thổ (Đất giữa Đại Lộ) |
Nhâm Thân | 1932 – 1992 – 2052 | Kiếm Phong Kim (Vàng trên mũi Kiếm) |
Quý Dậu | 1933 – 1993 – 2053 | Kiếm Phong Kim (Vàng trên mũi Kiếm) |
Giáp Tuất | 1934 – 1994 – 2054 | Sơn Đầu Hoả (Lửa trên Ngọn Núi) |
Ất Hợi | 1935 – 1995 – 2055 | Sơn Đầu Hoả (Lửa trên Ngọn Núi) |
Bính Tý | 1936 – 1996 – 2056 | Giản Hạ Thuỷ (Nước dưới Khe Suối) |
Đinh Sửu | 1937 – 1997 – 2057 | Giản Hạ Thuỷ (Nước dưới Khe Suối) |
Mậu Dần | 1938 – 1998 – 2058 | Thành Đầu Thổ (Đất trên Bờ Thành) |
Kỷ Mão | 1939 – 1999 – 2059 | Thành Đầu Thổ (Đất trên Bờ Thành) |
Canh Thìn | 1940 – 2000 – 2060 | Bạch Lạp Kim (Vàng trong Nến Trắng) |
Tân Tỵ | 1941 – 2001 – 2061 | Bạch Lạp Kim (Vàng trong Nến Trắng) |
Nhâm Ngọ | 1942 – 2002 – 2062 | Dương Liễu Mộc (Gỗ cây Dương Liễu) |
Quý Mùi | 1943 – 2003 – 2063 | Dương Liễu Mộc (Gỗ cây Dương Liễu) |
Giáp Ngọ | 1954 – 2014 – 2074 | Sa Trung Kim (Vàng trong Cát) |
Ất Mùi | 1955 – 2015 – 2075 | Sa Trung Kim (Vàng trong Cát) |
Bính Thân | 1956 – 2016 – 2076 | Sơn Hạ Hoả (Lửa dưới Chân Núi) |
Đinh Dậu | 1957 – 2017 – 2077 | Sơn Hạ Hoả (Lửa dưới Chân Núi) |
Mậu Tuất | 1958 – 2018 – 2078 | Bình Địa Mộc (Gỗ cây ở Đồng Bằng) |
Kỷ Hợi | 1959 – 2019 – 2079 | Bình Địa Mộc (Gỗ cây ở Đồng Bằng) |
Canh Tý | 1960 – 2020 – 2080 | Bích Thượng Thổ (Đất trên Vách Đá) |
Tân Sửu | 1961 – 2021 – 2081 | Bích Thượng Thổ (Đất trên Vách Đá) |
Nhâm Dần | 1962 – 2022 – 2082 | Kim Bạc Kim (Vàng pha Bạch Kim) |
Quý Mão | 1963 – 2023 – 2083 | Kim Bạc Kim (Vàng pha Bạch Kim) |
Giáp Thìn | 1964 – 2024 – 2084 | Phú Đăng Hoả (Lửa ngọn đèn Hải Đăng) |
Ất Tỵ | 1965 – 2025 – 2085 | Phú Đăng Hoả (Lửa ngọn đèn Hải Đăng) |
Bính Ngọ | 1966 – 2026 – 2086 | Thiên Hà Thuỷ (Nước trên Sông Trời) |
Đinh Mùi | 1967 – 2027 – 2087 | Thiên Hà Thuỷ (Nước trên Sông Trời) |
Mậu Thân | 1968 – 2028 – 2088 | Đại Dịch Thổ (Đất thuộc Khu rộng lớn) |
Kỷ Dậu | 1969 – 2029 – 2089 | Đại Dịch Thổ (Đất thuộc Khu rộng lớn) |
Canh Tuất | 1970 – 2030 – 2090 | Thoa Xuyến Kim (Vàng của Vòng Xuyến) |
Tân Hợi | 1971 – 2031 – 2091 | Thoa Xuyến Kim (Vàng của Vòng Xuyến) |
Nhâm Tý | 1972 – 2032 – 2092 | Tang Đố Mộc (Gỗ cây Dâu Tằm) |
Quý Sửu | 1973 – 2033 – 2093 | Tang Đố Mộc (Gỗ cây Dâu Tằm) |
Giáp Dần | 1974 – 2034 – 2094 | Đại Khê Thuỷ (Nước dưới Suối Lớn) |
Ất Mão | 1975 – 2035 – 2095 | Đại Khê Thuỷ (Nước dưới Suối Lớn) |
Bính Thìn | 1976 – 2036 – 2096 | Sa Trung Thổ (Đất lẫn trong Cát) |
Đinh Tỵ | 1977 – 2037 – 2097 | Sa Trung Thổ (Đất lẫn trong Cát) |
Mậu Ngọ | 1978 – 2038 – 2098 | Thiên Thượng Hoả (Lửa trên Trời) |
Kỷ Mùi | 1979 – 2039 – 2099 | Thiên Thượng Hoả (Lửa trên Trời) |
Canh Thân | 1980 – 2040 – 2100 | Thạch Lựu Mộc (Gỗ cây Lựu) |
Tân Dậu | 1981 – 2041 – 2101 | Thạch Lựu Mộc (Gỗ cây Lựu) |
Nhâm Tuất | 1982 – 2042 – 2102 | Đại Hải Thuỷ (Nước trong Biển Cả) |
Quý Hợi | 1983 – 2043 – 2103 | Đại Hải Thuỷ (Nước trong Biển Cả) |
Lưu ý : chỉ có Can Dương mới ghép được với Chi Dương và Can Âm mới ghép được với Chi Âm.
Ví dụ:
– Can Dương Giáp chỉ có thể ghép được với 6 Chi Dương (Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất) tạo thành 6 tuổi Âm Lịch: Giáp Tý, Giáp Dần, Giáp Thìn, Giáp Ngọ, Giáp Thân, Giáp Tuất đối với đàn ông được gọi là Dương Nam và đàn bà là Dương Nữ, cũng như thế với 4 Can Dương còn lại.
– Can Âm như Ất chẳng hạn cũng chỉ ghép được với 6 Chi Âm (Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu và Hợi) tạo thành 6 tuổi Âm Lịch: Ất Sửu, Ất Mão, Ất Tỵ, Ất Mùi, Ất Dậu và Ất Hợi đối với đàn ông được gọi là Âm Nam và đàn bà là Âm Nữ, cũng như thế đối với 4 can âm còn lại.
Sao Tử Vi Được xem là một đế tinh chủ tể của các vì sao (ví như 1 vị vua)
Tử Vi (dương Thổ) – Nam bắc đẩu – Chủ Quyền, Lộc, Phúc – Đế tinh
Miếu = Tỵ, Ngọ, Dần, Thân
Vượng = Thìn, Tuất
Đắc = Sửu Mùi
Bình hòa = Tý, Hợi, Mão, Dậu
Tính chất = Thông minh, trung hậu, có uy quyền, khả năng cứu giải tai ương bệnh tật.
Người mệnh tử vi có sắc mặt màu vàng, thân hình thường đầy đặn, tướng mạo hiền hậu điềm tĩnh, ánh mắt trong và sáng. Nam thì vai rộng lưng dày, rắn rỏi uy nghiêm. Nữ thì đôn hậu thanh tú, phúng phính đẫy đà, khoan thai quý phái. Nữ thường có dung mạo xinh đẹp, da dẻ mịn màng, khí thái đoan trang.
Tử Vi là sao đế tinh chủ tôn quý nên có lòng tự tôn cao, có lòng tự trọng tự ái, thường thích đưa ra kiến nghị (ra lệnh) nhưng không thích người phê bình mình, thích hư vinh, thích chiếm hữu, tự tin lại hiếu thắng (đi cùng với thất sát, tham). Cũng là người ngay thẳng thật thà (hành thổ) thích phân minh rõ ràng, bên ngoài cứng rắn (đứng trước văn võ bá quan), bên trong thường mềm yếu (nghe lời nịnh thần ở sau lưng). Dễ làm việc theo cảm tính tùy theo mong muốn của bản thân, hơi đa nghi.
Vì là sao đế tinh nên cũng có những đức tính tốt phi thường khác như có tài lãnh đạo, có tài tổ chức, khả năng sáng tạo, mưu lược quyền biến, có mưu cơ, có thuật dụng người, chế phục kẻ khác.
Tử vi thì cần ở vị trí sáng sủa thì đức tính tốt mới được phát huy mạnh, ở vị trí thiếu sáng sủa (bình hòa) thì tính tốt sẽ phát huy kém hơn, dễ bị các tính xấu lấn át. Tử Vi gặp tuần triệt hay sát tinh thì những đức tính tốt cũng sẽ mất đi hay bị triết giảm.
Tử vi chủ ban cấp uy quyền và tài lộc nên ở vị trí sáng sủa thì không cần Phụ tinh tốt đi kèm vẫn chủ về sự phú quý.
Nếu lại được các sao sau phò trợ thì sự phú quý càng được phát huy
Tử Sát ví như thanh kiếm báu, làm cho Tử vi thêm uy lực
Tử Phủ ý nghĩa tài lộc nặng (kho lộc) nên tượng trưng ngân sách quốc gia.
Tử Tướng là Minh quân có lương thần
Tử Tả Hữu, Xương Khúc Khôi Việt… làm cho Tử Vi thêm vây cánh, vua có quần thần, đảm bảo thêm quyền lộc.
Ở vị trí bình hòa thì Tử Vi cần thêm nhiều Cát tinh mới đảm bảo phú quý.
Tử vi không thích tọa thủ 1 mình vì đó là vị vua đơn độc không có hiền thần phò tá, làm việc không có chính kiến, thường bó buộc trong vỏ bọc tôn quý, dễ bị gian thần hãm hại, dễ độc đoán chuyên quyền, tinh thần thì cô độc.
Tử (Đắc) không gặp Tả Hữu /giáp/chiếu: Là ông vua ngồi một mình, một xó, chẳng đc tích sự gì cả.
Tử Tả Hữu: Hưởng phú quý, uy quyền hiển hách, nói 1 lời trăm người theo.
Tử sáng cần tránh gặp tuần triệt, Kình đà không kiếp, là những hung đồ, nịnh thần, làm hại uy quyền, giảm công danh phá hoại sự nghiệp. Mệnh nữ còn khắc chồng hại con …
Là phúc tinh nên cũng ban phúc cứu giải cho các cung tọa thủ, chế ngự được 2 sát tinh Hỏa Linh và Linh Tinh.
Tuy nhiên ở các cung ở thế bình thì sức mạnh Tử vi không còn rực rỡ, do đó hiệu ứng cứu giải tai họa bị giảm thiểu đi nhiều.
Bất lợi nhất là khi Tử vi gặp Tuần triệt hay Sát Tinh xâm phạm càng nhiều cái xấu tụ hợp thì đương số càng dễ gặp phải những nghịch cảnh : Như mồ côi cha mẹ, khắc cha mẹ, khắc anh chị em, hay khắc chồng con, bị bệnh tật, hoạn nạn, phải tha hương lập nghiệp, gặp nhiều cảnh hiểm nghèo, xui xẻo, Nữ thì muộn chồng, lấy kế lấy thất, lao tâm chật vật …vv Yểu tử, ở Mão Dậu còn là người yếm thế có chí đi tu sẽ được hưởng sự thanh nhàn phúc đức.
Tùy vào từng lá số hội tụ nhiều hay ít cách xấu mà mức độ nghịch cảnh nặng nhẹ khác nhau.
Sao Tử Vi
Tổng tiền thanh toán